Nâng cao tính ứng dụng của thương mại kỹ thuật số trong phát triển kinh tế hiện nay

23:16 13/05/2024

Hiện nay, các ngành kinh tế, đặc biệt các lĩnh vực công nghiệp nhẹ sử dụng rất nhiều ứng dụng kỹ thuật thương mại số trong bán hàng, quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã tận dụng được nhiều điều kiện thuận lợi, tiện ích của kỹ thuật thương mại số để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhờ vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, nhiều doanh nghiệp, cá nhân khuyến khích người lao động ứng dụng kỹ thuật thương mại số vào tiêu thụ sản phẩm. Các mặt hàng, lĩnh vực đến với người tiêu dùng thông qua kỹ thuật thương mại số góp phần kết nối giữa người dân và doanh nghiệp, giảm tải gánh nặng cho chính quyền địa phương trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
1. Đặt vấn đề

Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ khoa học – công nghệ, với nhiều trang mạng xã hội khác nhau, việc thực hành chuyển đổi số cũng được nhiều ngành, lĩnh vực áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao. thương mại kỹ thuật số là một hình thức giao dịch được tiến hành chủ yếu thông qua công nghệ số nhằm rút ngắn thời gian công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đạt được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Trong phát triển kinh tế, việc nâng cao tính ứng dụng của thương mại kỹ thuật số sẽ góp phần quan trọng để thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong và ngoài nước, tạo ra nhiều cơ hội, điều kiện mới để mỗi người phát huy tính năng động, sáng tạo của mình trong sản xuất – kinh doanh, tiêu thụ.

2. Ứng dụng kỹ thuật thương mại số – hướng đi tất yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế

Kỹ thuật thương mại số là thuật ngữ được dùng khá phổ biến ở nước ta trong những năm gần đây để nói về việc ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong phát triển kinh tế. Thông qua việc ứng dụng này một mặt góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, mặt khác, gia tăng khả năng kết nối, trao đổi thông tin sản phẩm giữa các cá nhân, doanh nghiệp lại với nhau trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

Nâng cao tính ứng dụng của thương mại kỹ thuật số trong phát triển kinh tế là hoạt động tích cực, chủ động của cá nhân, doanh nghiệp nhằm chuyển hoá tính năng, tác dụng của thiết bị máy móc hiện đại ra bên ngoài thông qua các hình thức bán hàng, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Như vậy, trong quá trình ứng dụng này để bảo đảm lợi thế, quyền lợi của người tiêu dùng, cá nhân, doanh nghiệp phải quảng bá, giới thiệu sản phẩm đúng với mẫu mã, quy định của pháp luật, chất lượng của từng loại mặt hàng. Đạo đức văn hóa trong nâng cao tính ứng dụng của thương mại kỹ thuật số cần phải được đặt lên hàng đầu, coi trọng tính lâu dài ổn định, bền vững của sản phẩm. Theo đó, cần nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng sử dụng thương mại kỹ thuật số không chỉ cho cá nhân, doanh nghiệp mà còn cho cả người dân. Bởi toàn dân tham gia sử dụng kỹ thuật thương mại số sẽ xây dựng xã hội học tập văn minh, hiện đại, ở góc độ, khía cạnh nào đó nâng cao trình độ dân trí của xã hội. Nâng cao ý thức, động cơ, thái độ, trách nhiệm của cá nhân, doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng thương mại kỹ thuật số, bảo đảm cho hoạt động này diễn ra thường xuyên, liên tục không bị gián đoạn bởi những tác động, ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay.

Thời gian qua, việc ứng dụng thương mại kỹ thuật số vào phát triển kinh tế đã được các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp tiến hành triển khai đồng bộ, quyết liệt để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động. Ý thức sử dụng thương mại kỹ thuật số trong bán hàng, kinh doanh phát triển rộng khắp trong các ngành, lĩnh vực. Nhiều mặt hàng, sản phẩm được quảng bá, giới thiệu thông qua thương mại kỹ thuật số đã đến tay người tiêu dùng đem lại nhiều tiện ích trong cuộc sống của người dân.

Những cá nhân kinh doanh bán hàng và doanh nghiệp đã tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch ứng dụng thương mại kỹ thuật số cho từng mặt hàng, sản phẩm; xác định những khu vực, địa bàn, đối tượng trọng tâm, trọng điểm đưa ra các chiến lược kinh doanh, quảng bá sản phẩm một cách hữu hiệu, phù hợp và hiệu quả nhất.

Các cơ quan, chức năng, ban ngành cơ bản làm tốt công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý những sai phạm của những cá nhân, doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong kinh doanh sản xuất, lợi dụng ứng dụng công nghệ thương mại kỹ thuật số quảng bá, giới thiệu sản phẩm không đúng với quy định của pháp luật. Đạo đức văn hoá trong ứng dụng thương mại kỹ thuật số của cá nhân, doanh nghiệp được nâng lên, đã ý thức được sâu sắc tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm, quảng bá, giới thiệu, bán các mặt hàng theo đúng quy định. Nhờ vậy, những cá nhân, doanh nghiệp ứng dụng thương mại kỹ thuật số đã bán được nhiều mặt hàng, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, đánh giá cao về cách thức, biện pháp quảng bá, giới thiệu sản phẩm; góp phần quan trọng vào đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, thực hiện mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được việc ứng dụng thương mại kỹ thuật số trong phát triển kinh tế còn một số hạn chế: một số người dân, doanh nghiệp chưa có nhiều kiến thức về thương mại kỹ thuật số, nhất là việc ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, quảng bá giới thiệu sản phẩm; trình độ, năng lực sử dụng thương mại kỹ thuật số chưa đáp ứng được với đòi hỏi ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước; một số cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng thương mại kỹ thuật số kinh doanh, quảng bá sản phẩm không đúng với quy định của pháp luật, đạo đức văn hoá trong kinh doanh; việc ứng dụng thương mại kỹ thuật số vào phát triển kinh tế chủ yếu đối với công nghiệp nhẹ, còn mang tính manh mún, nhỏ lẻ chưa được đầu tư trang bị kỹ lưỡng. Vì vậy, về lâu dài việc kinh doanh, quảng bá sản phẩm theo hình thức như vậy không ổn định, bền vững. Thị trường ứng dụng thương mại kỹ thuật số chủ yếu là thị trường trong nước, sức cạnh tranh không cao, người dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa chưa được tiếp cận nhiều với dịch vụ thương mại kỹ thuật số. Công tác quản lý thương mại kỹ thuật số trong quảng cáo, giới thiệu sản phẩm chưa tốt, vẫn còn hiện tượng lừa dối người tiêu dùng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm chưa đúng so với hình ảnh giới thiệu. Vì vậy, ảnh hưởng đến tâm lý, nhu cầu của người mua, còn e rè trong lựa chọn sản phẩm trên trên ứng dụng thương mại kỹ thuật số.

Nguyên nhân của hạn chế trên là do: công tác truyền thông về ứng dụng công nghệ thương mại kỹ thuật số trong phát triển kinh tế của cơ quan, ban, ngành liên quan chưa thường xuyên. Nhận thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp về sử dụng thương mại kỹ thuật số trong phát triển kinh tế chưa cao, nặng về phương pháp sản xuất, kinh doanh truyền thống, chưa bắt nhịp kịp thời với thời đại. Tính tích cực, chủ động của một số cá nhân, doanh nghiệp ứng dụng thương mại kỹ thuật số trong phát triển kinh tế chưa tốt, chưa có nhiều kiến thức về sử dụng tính năng, tác dụng của thương mại kỹ thuật số.

Trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, hùng cường, thịnh vượng đặt ra yêu cầu cao cho các ngành, lĩnh vực, nhất là ứng dụng công nghệ thương mại kỹ thuật số vào phát triển kinh tế không ngừng đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nội dung của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định.

3. Một số nội dung, biện pháp để nâng cao tính ứng dụng của thương mại kỹ thuật số vào phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay

Một là, quán triệt và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thương mại kỹ thuật số vào phát triển kinh tế.

Các cấp, các ngành quán triệt, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho người dân, doanh nghiệp về lợi ích, tính năng, tác dụng, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thương mại kỹ thuật số vào phát triển kinh tế. Thông tin, tuyên truyền cho người dân về cách thức, biện pháp sử dụng công nghệ thương mại kỹ thuật số. Cùng với đó, nâng cao trình độ dân trí cho người dân tham gia vào sử dụng công nghệ thương mại kỹ thuật; đề cao đạo đức văn hoá kinh doanh trong sử dụng thương mại kỹ thuật số, luôn bảo đảm chất lượng trong từng sản phẩm, không vì lợi nhuận mà dùng mọi thủ đoạn trong kinh doanh, quảng bá sản phậm gây bất lợi cho người tiêu dùng.

Mỗi người dân, doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ thương mại kỹ thuật số xác định thật tốt động cơ, thái độ, trách nhiệm trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Các cấp, các ngành cần phối hợp chặt chẽ với người dân, doanh nghiệp đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền những quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước về chủ động thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; ứng dụng công nghệ thương mại kỹ thuật số vào phát triển từng lĩnh vực, ngành cụ thể. Phân công, giao nhiệm vụ cho bộ phận, lực lượng tiến hành công tác thông tin, tuyên truyền một cách sâu rộng, hiệu quả đến người dân, doanh nghiệp nâng cao hơn nữa ứng dụng công nghệ thương mại kỹ thuật số trong phát triển kinh tế. Những hoạt động của các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp đặt lợi ích của người tiêu dùng lên trên hết, trước hết, vì sự phát triển hùng cường, thịnh vượng của đất nước.

Hai là, nâng cao trình độ dân trí, kỹ năng ứng dụng thương mại kỹ thuật số của người dân, doanh nghiệp trong phát triển kinh tế.

Trình độ dân trí của người dân được nâng lên, kỹ năng ứng dụng thương mại kỹ thuật số để phát triển kinh tế của người dân, doanh nghiệp ngày càng lan toả sâu rộng. Theo đó, mỗi người dân, doanh nghiệp tự nâng cao sự hiểu biết của mình về các vấn đề xã hội, đặc biệt là kỹ năng ứng dụng thương mại kỹ thuật số trong phát triển kinh tế. Nghiên cứu, tìm hiểu ứng dụng thương mại kỹ thuật số trong từng lĩnh vực, hoạt động cụ thể, từ đó có thể xây dựng chiến lược, kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; quảng bá, giới thiệu sản phẩm đúng với quy định của pháp luật cho phép. Ứng dụng thương mại kỹ thuật số phải phục vụ hữu ích cho phát triển kinh tế, xây dựng nên những thương hiệu, thế mạnh của từng sản phẩm.

Tăng cường công tác thông tin, trao đổi, hỗ trợ giữa người dân, doanh nghiệp trong ứng dụng thương mại kỹ thuật số, nhất là trong việc kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt kỹ thuật, khai thác tối ưu những lợi thế của thương mại kỹ thuật số đem lại. Hướng dẫn người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhanh chóng tiếp cận với thương mại kỹ thuật số, giảm khoảng cách, thời gian di chuyển quãng đường xa đến nơi bán hàng. Khơi dậy tính năng động, sáng tạo của mỗi người dân, doanh nghiệp trong tự bổ sung vốn sống, kinh nghiệm, sự hiểu biết về việc ứng dụng công nghệ thương mại kỹ thuật số để phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh hiện nay, trình độ dân trí của người dân sẽ là nhân tố quyết định đến mọi hoạt động, tạo bước đột phá mới trong từng lĩnh vực cụ thể. Đối với ứng dụng thương mại kỹ thuật số, trình độ dân trí cho phép người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng ứng dụng này đúng mục đích theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có kỹ năng xử lý thông tin chính xác, hiệu quả. Ngược lại, trình độ dân trí không cao, khả năng ứng dụng, sử dụng kỹ thuật thương mại số thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất – kinh doanh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa việc hướng dẫn người dân sử dụng kỹ thuật thương mại số thông qua các đội, nhóm tình nguyện của thanh niên, những kỹ sư làm việc ở các doanh nghiệp trực tiếp hướng dẫn nhân dân. Thay đổi suy nghĩ nhận thức, hành động cho người dân, doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ kỹ thuật thương mại số sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thị trường, hướng đến phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng mua sắm của người dân.

Ba là, phát huy tính năng động, sáng tạo của người dân, doanh nghiệp ứng dụng thương mại kỹ thuật số trong phát triển kinh tế.

Tính năng động, sáng tạo của người dân ứng dụng thương mại kỹ thuật số trong phát triển kinh tế là khả năng, năng lực tiếp nhận và chuyển hoá sự hiểu biết về công nghệ, cách thức, biện pháp sử dụng thông qua kết quả thực tiễn, đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Người dân, doanh nghiệp cần tích cực, chủ động hơn nữa trong đánh thức, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của mình trong ứng dụng thương mại kỹ thuật số để nâng cao quá trình phát triển kinh tế – xã hội, tạo ra những bước đột phá mới trong từng lĩnh vực, hoạt động cụ thể. Tự mình nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin, cách thức thực hiện ứng dụng thương mại kỹ thuật số. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào những lĩnh vực, ngành nghề thuộc về thế mạnh của người dân, doanh nghiệp, cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn của những người am hiểu, thành thạo về sử dụng ứng dụng công nghệ thương mại kỹ thuật số để phát triển kinh tế.

Ở mỗi doanh nghiệp cần có những kỹ sư, người am hiểu về thương mại kỹ thuật số để khi có tình huống, công việc, nhiệm vụ đột xuất xảy ra có thể xử lý được ngay. Người dân ứng dụng công nghệ thương mại kỹ thuật số cần trau dồi hơn nữa các động tác, thông số trên máy, tránh tình trạng lóng ngóng, lúng túng trong sử dụng. Cùng với đó, thường xuyên phối kết hợp với bộ phận, lực lượng có chuyên môn, trình độ tay nghề cao trong sử dụng công nghệ thương mại kỹ thuật số để nâng cao năng lực quản trị của mình; sử dụng thương mại kỹ thuật số đúng mục đích, yêu cầu, phục vụ cho công việc, đem lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế nói chung và từng ngành, lĩnh vực cụ thể nói riêng. Mỗi người dân, doanh nghiệp tự mình làm chủ khoa học công nghệ, tạo ra bước đột phá mới trong sản xuất kinh doanh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

4. Kết luận

Các nội dung, biện pháp nêu trên cơ bản để nâng cao tính ứng dụng khoa học – công nghệ thương mại kỹ thuật số để phát triển kinh tế. Mỗi nội dung, biện pháp có vị trí, vai trò cách thức thực hiện khác nhau, song có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại với nhau, thực hiện tốt biện pháp này là cơ sở, tiền đề thực hiện các biện pháp tiếp theo. Trong quá trình tổ chức thực hiện mỗi chủ thể cần căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, xác định những nội dung trọng tâm, trọng điểm đem lại kết quả như mong muốn. Mỗi sự phát triển của các ngành, lĩnh vực trong ứng dụng thương mại kỹ thuật số là góp phần vào bức tranh phát triển kinh tế chung của đất nước; từng bước hiện thực hoá khát vọng, mục tiêu, lộ trình, bước đi theo quan điểm, đường lối của Đảng đã xác định: đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có thu nhập cao.

ThS. Nguyễn Minh Phương
Trường Đại học Ngoại thương
Tài liệu tham khảo:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIIITập I. H. NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2021.
2. Nguyễn Phú Trọng. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. H. NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2021.
3. Chiến lược nâng cao ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. https://Congthuong.vn, ngày 17/7/2021.
4. Phát triển thương mại điện tử. http://hdll.vn/vi/thong-tin-ly-luan/phat-trien-thuong-mai-dien-tu.html.
5. Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2021. https://moit.gov.vn/upload/2005517/fck/files/Bao_cao_TMDT_2021_V6_5a297.pdf.
Nguồn: https://www.quanlynhanuoc.vn/

Chia sẻ bài viết

Thong ke

Thông tin thời tiết

PGS.TS. Nguyễn Đức Bách

TS Nguyễn Trung Thành

ThS. Bùi Quang Đông

Tỉ giá hối đoái

Hội nghị quy hoạch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050

https://essi.org.vn/