Kết quả thực hiện đề tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền tiếp cận thông tin ở nước ta hiện nay”, mã số KX03.17/11-15

17:45 22/08/2021

1/ Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm đảm bảo thực thi quyền tiếp cận thông tin, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

2/ Mục tiêu cụ thể:

-  Làm rõ khái niệm “quyền tiếp cận thông tin”, các quyền tiếp cận thông tin cụ thể: tìm kiếm, trao đổi, yêu cầu cung cấp và phổ biến thông tin.

- Phân tích vị trí, vai trò của quyền tiếp cận thông tin trong đời sống, mối quan hệ giữa quyền tiếp cận thông tin với quyền con người, quyền công dân, cơ sở pháp lý của quyền tiếp cận thông tin.

- Nghiên cứu các quan điểm và kinh nghiệm về thực thi quyền tiếp cận thông tin ở các quốc gia trên thế giới.

- Nghiên cứu quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam về quyền tiếp cận thông tin , thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất giải pháp, kiếm nghị nhằm đảm bảo việc thực thi có hiệu quả quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay.

3/ Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết

4/ Tổ chức chủ trì đề tài: Viện Khoa học Môi trường và Xã hội

5/ Cơ quan phối hợp nghiên cứu đề tài:

- Ban Tuyên giáo Trung ương

Điện thoại: 08042677

Địa chỉ: 2B, đường Hoàng Văn Thụ, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

- Viện Nghiên cứu Quyền con người

Điện thoại: 0437545557

Địa chỉ: Nhà A4, 135 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội

- Viện Nhà nước và Pháp luật

Điện thoại: 0438361024

Địa chỉ: Nhà A1, 135 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội

6/ Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 2.250.000.000 (đồng)

7/ Thời gian thực hiện đề tài: 24 tháng (từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2015)

8/ Danh sách thành viên chính thực hiện đề tài:

9/ Sản phẩm của đề tài:

- Hệ thống báo cáo các chuyên đề

- Báo cáo xử lý, phân tích số liệu điều tra

- Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát

- Báo cáo tổng thuật tài liệu

- 03 Kỷ yếu Hội thảo

- Báo cáo kết quả khảo sát tại Liên Hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai len

- Báo cáo tóm tắt

- Báo cáo kiến nghị

- Báo cáo tổng hợp

- 01 Sách chuyên khảo: “Quyền tiếp cận thông tin - những vấn đề lý luận và thực tiến”

- 08 bài viết khoa học đăng trên các Tạp chí trong nước (Tạp chí Tia sáng, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Tạp chí Tri thức Xanh, Tạp chí Lý luận Chính trị; Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; Tạp chí Nội chính;…)

- 03 bài nghiên cứu trong Sách tham khảo: Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013 (Nxb Hồng Đức, năm 2015, tr.500-556)

- Góp phần đào tạo 03 thạc sỹ

10/ Đóng góp của đề tài:

- Về mặt lý luận:

+ Đề tài đóng góp những luận cứ khoa học đa ngành và liên ngành, lý thuyết và thực tiễn cho việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, chương trình mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong việc thực thi quyền con người nói chung và quyền tiếp cận thông tin nói riêng, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, thực hiện cơ chế “dân biết - dân làm - dân bàn - dân kiểm tra” trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

+ Đóng góp những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện và xây dựng hệ thống luật, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động  đảm bảo việc thực thi quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay.

+ Đóng góp những luận cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công tác xây dựng luật về các quyền cơ bản của con người cũng như việc hoàn thiện dự thảo và ban hành Luật Tiếp cận thông tin. Đồng thời, cũng góp phần minh bạch hóa các cơ chế, chính sách pháp luật của nhà nước đến cộng đồng dân cư. Đây là cơ hội để người dân được tiếp cận các thông tin phục vụ cho chính cuộc sống của họ và góp phần nói lên tâm tư, nguyện vọng đến các nhà quản lý, ban hành chính sách.

+ Góp phần nâng cao kiến thức của các chủ thể tham gia vào sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, nâng cao trình độ nhận thức của các tầng lớp nhân dân về các quyền cơ bản của họ, trong đó có quyền tiếp cận các thông tin liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực của đời sống. Nâng cao tính tích cực, chủ động tìm kiếm, trao đổi, phổ biến thông tin của người dân trong quá trình hội nhập.

+ Đóng góp vào kho tàng tài sản của xã hội những tri thức đa ngành, liên ngành có hệ thống về lĩnh vực có liên quan đến lịch sử và văn hóa, pháp luật. Những tri thức này được sử dụng trong các hoạt động quy hoạch quản lý, nghiên cứu khoa học và huấn luyện, giảng dạy.

+ Đóng góp luận cứ khoa học, khách quan, có hệ thống cho lĩnh vực khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Về mặt thực tiễn:

+ Góp phần nâng cao tiềm lực nghiên cứu, năng lực tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt hơn chức năng, nhiệm vụ chuyên môn đặc thù của các cơ quan chủ trì và phối hợp thực hiện đề tài.

+ Góp phần trau dồi và nâng cao kiến thức, kỹ năng, tư duy, thái độ, tình cảm liên quan đến việc hiểu biết và góp phần đưa các văn bản pháp luật về quyền tiếp cận thông tin đến với cộng đồng dân cư.

+ Đóp góp vào việc đào tạo và huấn luyện các cán bộ thuộc cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp thực hiện đề tài, thông qua việc định hướng, động viên, tạo điều kiện, quy hoạch một bộ phận trong các cán bộ này nghiên cứu chuyên sâu, học tập nâng cao và thực hiện những đề tài có liên quan đến lĩnh vực pháp luật, nhân quyền.

11/ Đánh giá kết quả thực hiện đề tài của Hội đồng khoa học

Về tiến độ: Bảo đảm đúng tiến độ

Về kết quả thực hiện: Bảo đảm đầy đủ nội dung, sản phẩm theo thuyết minh được duyệt

Kết quả đánh giá của Hội đồng chuyên môn: ĐẠT

Ban Khoa học xã hội - ESSI 

Chia sẻ bài viết

Thong ke

Thông tin thời tiết

PGS.TS. Nguyễn Đức Bách

TS Nguyễn Trung Thành

ThS. Bùi Quang Đông

Tỉ giá hối đoái

Tỉ giá ngoại tệ

Hội nghị quy hoạch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050

https://essi.org.vn/